Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một nhà quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.
Thời còn làm ruộng ở tỉnh Nam Dương, ông không cần rời khỏi nhà vẫn biết mọi chuyện trên đời. Sau này, khi Lưu Bị biết được tiếng tăm lẫy lừng của Gia Cát Lượng, ông đã đến thăm ngôi nhà tranh 3 lần, với mong muốn chiêu mộ bậc hiền nhân phò tá dưới trướng của mình.
Sau khi “xuống núi”, Gia Cát Lượng nhiều lần cho thấy tài trí hơn người, hay chỉ số IQ siêu cao của ông. Vào thời điểm trước khi trận thủy chiến Xích Bích nổ ra, Gia Cát Lượng được Chu Du, chủ soái của Đông Ngô, giao cho nhiệm vụ gần như “bất khả thi”.
Đó là tạo 10 vạn mũi tên trong 10 ngày để phục vụ trận đánh sắp tới. Ý đồ của Chu Du rất rõ ràng, là muốn tiêu diệt Gia Cát Lượng nhằm giúp nước Ngô bớt một địch thủ đáng gờm sau này.
Trước tình thế gian nan, Gia Cát Lượng đã tuyên bố ông chỉ cần 3 ngày để hoàn thành nhiệm vụ, nếu không xin nhận tội chết.
Gia Cát Lượng sau đó khôn khéo lợi dụng thời tiết sương mù, cho hàng chục chiến thuyền nhỏ bên ngoài bọc rơm bất ngờ đến thủy trại của Tào Tháo khiêu chiến.
Quân Tào thấy bóng thuyền chiến, vội vã trút trận mưa tên xuống kẻ địch. Các mũi tên cắm chi chít khắp thuyền rơm, trong khi Gia Cát Lượng chỉ việc cho người thu thập. Từ đó, ông dễ dàng hoàn tất nhiệm vụ.
Theo Sohu, dẫu Gia Cát Lượng thông minh và tài trí như vậy, song vẫn còn 4 “quái kiệt” trong lịch sử Trung Hoa có chỉ số IQ vượt trội.
Trương Lương
Trong số 5 người được cho là có chỉ số IQ cao nhất lịch sử Trung Hoa, Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ 5. Xếp trên ông, ở vị trí thứ 4, là Trương Lương.
Trương Lương là cố vấn của Lưu Bang thời Tây Hán, được mệnh danh là “người tìm kiếm hiền nhân”.
Theo Sử ký của Tư Mã Thiên cùng nhiều tác phẩm khác, Trương Lương gặp Lưu Bang và trở thành người cố vấn quan trọng, với nhiều chiến công hiển hách như thuyết phục Hạng Vũ giúp Lưu Bang thoát chết, xúi giục nổi dậy chống Anh Phụ, liên lạc với Bành Việt… góp công lớn vào chiến thắng cuối cùng của Lưu Bang.
Sự khôn ngoan của Trương Lương không chỉ được thể hiện trên chiến trường mà còn trong chính trị và ngoại giao.
Sau này khi Lưu Bang lập nên nhà Hán, Trương Lương chọn cách lui binh, về quê ở ẩn, tránh nguy cơ bị lu mờ bởi thành tích vượt trội. Điều này thể hiện trí tuệ và sự sáng suốt phi thường của ông.
Phạm Lý
Phạm Lý được mệnh danh là “thương hiền nhân”. Ông đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch khôi phục đất nước thời Câu Tiễn.
Sau khi Câu Tiễn thành danh, Phạm Lý khôn khéo rút lui, xin về quê ở ẩn, từ đó tránh được kết cục diệt thân khi đã mất đi giá trị sử dụng.
Phạm Lý sau đó làm giàu nhờ kinh doanh, thể hiện trí tuệ và triết lý sống phi thường của mình.
Thành công của ông trong giới kinh doanh không chỉ nhờ sự nhạy bén, mà còn vì hiểu được nguyên tắc “biết dừng rồi tập trung, biết tập trung rồi tĩnh lặng”.
Những câu chuyện thành công của ông vẫn được hậu bối ca ngợi và trở thành hình mẫu trong giới kinh doanh. Cũng có thể nói, chỉ số IQ của ông rất khó ai sánh bằng.
Khương Tử Nha
Khương Tử Nha là một chiến lược gia nổi tiếng trong triều đại nhà Thương và nhà Chu. Khi làm quan ở nhà Thương, Khương Tử Nha nhận thấy mình không được trọng dụng, nên xin cáo quan về quê câu cá.
Sau khi Vua Văn thời nhà Chu phát hiện ra tài năng của Khương Tử Nha, ông đích thân tới chiêu mộ hiền tài. Bức họa Khương Tử Nha một mình ngồi trên vách đá, thả cần trúc để câu cá vẫn còn nổi tiếng tới tận ngày nay.
Khương Tử Nha sau đó đền đáp sự tin tưởng bằng cách giúp Vua Văn và Vua Vũ tiêu diệt nhà Thương, thành lập nhà Chu.
Trí tuệ của Khương Tử Nha không chỉ thể hiện trong việc quân sự, mà còn cả cai trị đất nước. Ông đã thực hiện một loạt cải cách, tạo nền tảng cho sự trỗi dậy nhanh chóng của nước Tề.
Triết lý trị nước của ông là “thích ứng với phong tục địa phương, đơn giản hóa nghi thức, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp và thương mại, chú trọng vào nông sản cá và muối”. Triết lý này đã biến nước Tề trở thành cường quốc trong thời gian ngắn.
Trí tuệ và triết lý trị nước của Khương Tử Nha đã có tác động sâu sắc đến các thế hệ sau, giúp ông trở thành một nhân vật đức độ được các thế hệ sau kính trọng. Ông có thể được gọi là một cố vấn quân sự toàn trí và toàn năng.
Quỷ Cốc Tử
Bậc cao nhân có chỉ số IQ cao nhất trong lịch sử Trung Hoa là Quỷ Cốc Tử, đạo hiệu Huyền Vi Tử, hay Quỷ Cốc tiên sinh, Vương Thiền lão tổ.
Ông là một chính trị gia, nhà ngoại giao, âm dương gia, nhà tiên tri và nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn giữa thời Chiến Quốc. Trí tuệ của ông tập trung vào nghệ thuật tương tác giữa âm và dương, cứng và mềm, chuyển động và tĩnh lặng.
Phương pháp này được người đời sau học lại, không chỉ sử dụng rộng rãi trong chiến lược quân sự, mà còn liên quan đến các lĩnh vực chiêm tinh, xác định vĩ độ, kinh độ, và trí tuệ cảm xúc.
Ông cũng đã đào tạo ra nhiều đệ tử nổi tiếng. Chẳng hạn như Trương Nghi, với khả năng di chuyển “ngang dọc” tới nhiều quốc gia khác nhau thời Chiến Quốc thông qua kỹ thuật “tích hợp các đường dọc và ngang”. Kỹ thuật này thậm chí đã ảnh hưởng đến cơ cấu chính trị thời kỳ đó.
Trong số đệ tử của ông còn có Tôn Tẫn, người nổi danh với cuốn Binh pháp Tôn Tẫn, còn được người đời sau ứng dụng trong nghệ thuật quản lý, xây dựng chiến lược doanh nghiệp và thay đổi cuộc sống cá nhân.
Trí tuệ của Quỷ Cốc Tử không chỉ giới hạn ở quân sự và chính trị. Ông còn nghiên cứu chuyên sâu về chiêm tinh học. Học thuyết của ông nhấn mạnh việc “đúng thời điểm, đúng nơi và đúng người”, tập trung vào việc ứng dụng toàn diện ở mọi khía cạnh, khiến nó có thể áp dụng rộng rãi và thực tế.
Các lý thuyết do Quỷ Cốc Tử sáng tạo nên có tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, quân sự và văn hóa thời Trung Quốc cổ đại.