Blog

Quạt kêu to khi hoạt động có sao không: Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai

Quạt kêu to khi hoạt động có sao không: Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 1.

Nhắc tới các thiết bị phục vụ nhu cầu làm mát trong nhà, không thể không kể tới chiếc quạt điện, quạt máy. So với điều hòa, quạt được đánh giá phổ biến, dễ sử dụng và linh động hơn. Không chỉ được ưa chuộng vào mùa hè, ngay cả khi thời tiết đã mát mẻ hơn, bước vào giai đoạn mùa thu hay đầu mùa đông, quạt vẫn được nhiều gia đình sử dụng với mục đích giúp không khí trong nhà được thông thoáng hơn.

Quen thuộc là vậy song trên thực tế không phải ai cũng nhận biết được đúng các vấn đề xảy ra với thiết bị. Ví dụ như vấn đề: Quạt kêu lớn khi hoạt động. Một số người dùng mặc địch rằng quạt phát ra tiếng ồn lớn là do cơ chế hoạt động bình thường như động cơ hoạt động, cánh quạt quay để tạo ra gió, phục vụ cho nhu cầu làm mát.

Quạt kêu to khi hoạt động có sao không: Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên theo các chuyên gia phân phối cũng như các thợ kỹ thuật lâu năm, quạt phát ra tiếng kêu lớn khi đang chạy là dấu hiệu cho thấy thiết bị đang gặp vấn đề, cần được kiểm tra và sửa chữa kịp thời để không ảnh hưởng tới hiệu quả cũng như độ an toàn, tuổi thọ của thiết bị.

Nguyên nhân quạt kêu lớn khi hoạt động

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc quạt máy kêu lớn khi hoạt động. Chúng có thể xuất phát từ nhiều bộ phận khác nhau như cánh quạt, ổ trục của quạt, hay sâu bên trong bộ máy, dàn máy của thiết bị. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất được các chuyên gia chỉ ra.

1. Cánh quạt bị biến dạng, lắp sai, lỏng lẻo

Cánh quạt đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng đó là sản sinh ra luồng gió, từ đó làm mát không gian. Tuy nhiên qua thời gian dài hoạt động, cánh quạt có thể bị biến dạng do va chạm. Cụ thể, hình dạng các cánh quạt không còn được đồng nhất, dẫn đến việc khi chạy phát ra tiếng ồn lớn.

Một số vấn đề khác ở cánh quạt khiến quạt kêu lớn khi chạy cũng có thể kể thêm như cánh quạt đang được lắp ráp không cân bằng, cánh quạt đang bị lỏng khỏi vị trí,… Để kiểm tra chính xác nguyên nhân trong các trường hợp này, người dùng chỉ cần tháo lồng quạt và cánh quạt ra để kiểm tra, rồi xử lý tùy theo hiện trạng của cánh quạt.

Quạt kêu to khi hoạt động có sao không: Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

2. Ổ trục quạt bị thiếu dầu

Ổ trục quạt là bộ phận giúp gắn phần cánh quạt với động cơ điện. Không chỉ mang lợi ích kết nối, ổ trục cũng góp phần quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của thiết bị.

Cụ thể, nếu ở trạng thái tốt nhất, ổ trục sẽ giúp cánh quạt quay trơn tru, quay đều, sản sinh ra làn gió, làm mát không gian. Tuy nhiên nếu ổ trục bị khô dầu, nó có thể dẫn tới cánh quạt quay chậm, khi quay phát ra tiếng ồn lớn, thậm chí cánh quạt không thể quay.

Chính vì vậy người dùng cần kiểm tra và tra dầu định kỳ cho ổ trục của quạt, tùy vào tần suất sử dụng. Có thể thực hiện 1 tháng/lần, hoặc 2-3 tháng/lần.

Quạt kêu to khi hoạt động có sao không: Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Ngoài bị thiếu dầu, ổ trục quạt cũng có thể gặp vấn đề khác dẫn tới gây tiếng ồn lớn khi bật quạt là ổ trục đã bị bào mòn sau thời gian dài sử dụng. Lúc này, trục quay sẽ bị lỏng khỏi ổ trục, tạo ra khe hở lớn. Lúc này cách khắc phục hiệu quả nhất là tiến hành thay ổ trục mới cho quạt.

3. Cuộn dây trong quạt gặp sự cố

Bộ phận thứ 3 khiến quạt có thể phát ra tiếng ồn lớn trong lúc chạy đó là cuộn dây nằm sâu bên trong động cơ thiết bị. Thực tế đây là motor quạt, có hình dạng giống cuộn dây đồng quấn quanh lõi sắt từ.

Cuộn dây có thể có số vòng dây không đúng, từ đó làm cho từ trường không đối xứng. Tuy nhiên ở trường hợp này, tiếng ồn quạt phát ra sẽ khác hẳn với tiếng ồn từ 2 bộ phận cánh quạt và ổ trục. Quạt sẽ có tiếng ù điện từ, nếu không nhận biết kỹ, người dùng có thể nhầm với tiếng gió thổi thông thường.

Quạt kêu to khi hoạt động có sao không: Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ.

Để quạt hoạt động hiệu quả, lâu bền và an toàn, tốt nhất người dùng nên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng tổng quát, định kỳ cho thiết bị từ 3-6 tháng/lần. Việc vệ sinh cũng nên được thực hiện 1-2 tháng/lần. Quạt khi chạy cần đảm bảo đặt ở vị trí bằng phẳng, thông thoáng và tuyệt đối không có vật lạ phía bên trong lồng quạt, cây cản trở quá trình hoạt động của các cánh quạt.

Shares:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *