Khoa học - Công nghệ

Trung Quốc làm tàu đệm từ chạy trong ống với tốc độ 1.000km/h

Trung Quốc làm tàu đệm từ chạy trong ống với tốc độ 1.000km/h - 1

Trung Quốc làm tàu đệm từ chạy trong ống với tốc độ 1.000km/h - 1

Trung Quốc còn hướng tới việc người dùng vẫn có thể truy cập Internet khi di chuyển trên tàu cao tốc ở tốc độ âm thanh (Ảnh: Britannica).

Theo đó, nước này có kế hoạch đưa các đoàn tàu từ trường của mình đi qua các đường hầm chân không nhằm mục đích tăng tốc độ.

Các tàu cao tốc ở Trung Quốc khi đó sẽ di chuyển nhanh hơn gần 3 lần so với hiện tại. Điều này được quốc gia tỷ dân hướng tới nhờ ý tưởng sử dụng công nghệ hyperloop.

Công nghệ Hyperloop là gì?

Hyperloop là công nghệ chạy trong ống, theo đó các đường ống hút chân không sẽ được sử dụng, giúp phương tiện di chuyển bên trong đạt tốc độ cao do không còn lực cản không khí. Tốc độ thử nghiệm đạt tới 1.200km/giờ.

Công nghệ này vốn dĩ được nhiều người biết đến khi tỷ phú Elon Musk thông báo sẽ làm đường hầm chân không kết nối nhà ông tới nơi làm việc, sử dụng phương tiện tàu cao tốc.

Giờ đây nó đang dần được hiện thực hóa tại Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc đang vận hành tàu cao tốc có thể đạt tốc độ lên tới 350km/h. Đất nước này đang phát triển thế hệ tàu cao tốc mới áp dụng một công nghệ nổi tiếng của người Nhật “bay trên từ trường”, bằng công nghệ SC-Maglev đang được phát triển.

Giống như tuyến Shinkansen Chūō ở Nhật Bản sẽ kết nối Tokyo với Nagoya từ năm 2027, các tàu TGV (tàu tốc độ cao) mới của Trung Quốc có thể được chuyển thành tàu đệm từ và được đẩy bằng lực từ nhằm tăng tốc độ đáng kể.

Nhưng tốc độ 500km/h đối với tàu đệm từ ở Nhật Bản dường như là chưa đủ đối với Trung Quốc. Để tăng tốc độ của các đoàn tàu, các kỹ sư nước này đang cân nhắc việc cho các đoàn tàu chạy qua đường siêu tốc trong ống.

Chuyến tàu tốc hành Phương Đông huyền thoại

Ý tưởng để hiện thực hóa điều này là sử dụng tàu đệm từ chạy trong ống, giúp chúng hạn chế lực ma sát.

Nếu lực bay trên từ trường giúp tránh ma sát với đường ray, việc di chuyển trong ống hyperloop cũng có thể loại bỏ ma sát với không khí.

Kết hợp hai công nghệ này giúp giảm bớt các lực đối lập, Trung Quốc hy vọng thế hệ tàu cao tốc tiếp theo sẽ tiến gần hơn đến tốc độ âm thanh khi đạt tới 1.000km/h.

Nhưng trước những thách thức lớn này, Trung Quốc lại tăng thêm sự phức tạp bằng cách muốn hành khách đi tàu có thể duy trì kết nối Internet.

Do tốc độ của tàu rất cao nên bắt được trạm phát sóng Internet là rất khó để duy trì kết nối ổn định.

Giải pháp cho điều này được giao tới các nhà nghiên cứu tại Đại học Đông Nam nghiên cứu.

Họ đã tưởng tượng ra một hệ thống trong đó hai sợi cáp song song được đặt dọc theo ống hyperloop.

Những sợi cáp này sẽ phát ra tín hiệu điện từ và cung cấp kết nối liên tục và ổn định với điện thoại thông minh và mạng di động. Các mô phỏng đầu tiên cho kết quả kết nối tương đương với mạng 5G.

Mặc dù cho đến ngày nay, các điều kiện về an toàn, quy định hay đơn giản là cơ sở hạ tầng vẫn chưa chắc chắn, nhưng tuyến hyperloop đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2035.

Shares:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *