Khoa học - Công nghệ

Gió Santa Ana là gì mà thổi bùng cháy rừng dữ dội ở Los Angeles?

Gió Santa Ana là gì mà thổi bùng cháy rừng dữ dội ở Los Angeles? - 1

Gió Santa Ana là gì mà thổi bùng cháy rừng dữ dội ở Los Angeles? - 1

Lính cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt các đám cháy tại Los Angeles (Ảnh: Getty).

Sau khi một trong 4 đám cháy đã tạm thời được kiểm soát, lính cứu hỏa ở hạt Los Angeles vẫn tiếp tục chiến đấu vô cùng vất vả với 3 đám cháy khác sau khi ngọn lửa đầu tiên bùng phát ở khu dân cư Pacific Palisades.

Những đám cháy này bùng lên rất nhanh do sự kết hợp giữa thời tiết khô bất thường và gió giật mạnh lên đến 160 km/giờ.

130.000 người dân ở Los Angeles đã buộc phải sơ tán, hơn 1.000 công trình bị phá hủy và 5 người đã tử vong.

Các đám cháy phát triển dữ dội do điều kiện khô hạn, trong khi một số vòi cứu hỏa ở Pacific Palisades lại cạn nước làm hạn chế khả năng dập lửa.

Mặc dù thời điểm cháy dữ dội nhất đã qua, nhưng tình hình nguy hiểm không nhanh chóng suy giảm như dự báo ban đầu. Gió mạnh cũng khiến máy bay chữa cháy phải ngừng hoạt động, càng làm cho công tác cứu chữa bị hạn chế.

Yếu tố bất ngờ khiến những đám cháy này trở nên lan rộng vô cùng nhanh chóng chính là những cơn bão gió.

Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia Mỹ đã phát đi cảnh báo rằng những cơn bão gió chết người sẽ xảy ra và người dân nên ở trong nhà, tránh xa cửa sổ và chuẩn bị cho tình huống mất điện.

Bão gió Santa Ana là những cơn gió đông bắc khô và ấm thổi từ sâu trong đất liền phía Nam California về phía bờ biển. Gió Santa Ana xuất hiện khi các vùng áp suất cao rộng lớn hình thành trên vùng Đại Bồn Địa ở phía tây nước Mỹ, bao gồm phần lớn Nevada và một số vùng của Oregon, Idaho và Utah.

Những cơn gió sa mạc khô này di chuyển về phía tây nam vào California, rồi tràn xuống dãy núi Sierra và trở nên khô hơn nữa. Khi không khí bị ép đi qua các đèo núi và hẻm núi, nó bắt đầu tạo thành luồng nhanh hơn, mạnh hơn khi ra đến bờ biển.

Độ ẩm cực thấp của những cơn gió này khiến thảm thực vật bị khô và dễ bắt lửa hơn, ngay cả tia lửa nhỏ nhất cũng có thể bùng phát thành đám cháy lớn do gió thổi mạnh. Sức gió có thể lên đến 65 km/giờ, có lúc lên đến 160 km/giờ ở vùng núi và chân đồi.

Shares:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *