Máy bay Ingenuity cùng với tàu thăm dò Perseverance thuộc sứ mệnh Mars 2020 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), phương tiện này có nhiệm vụ bay trên sao Hỏa để quét bề mặt hành tinh này.
Trực thăng đã bay không dưới 72 lần, nhưng nó đã bị gãy một cánh quạt trong chuyến bay vào ngày 18/1.
Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) đã đưa ra kết luận của cuộc điều tra đầu tiên về một vụ tai nạn hàng không ngoài Trái Đất.
Phản ứng dây chuyền
Trong chuyến bay thứ 72, trực thăng Ingenuity bay lên theo phương thẳng đứng rồi quay trở lại. Hoạt động này để kiểm tra các hệ thống khác nhau của phương tiện và chụp ảnh khu vực xung quanh máy bay.
Tại sao một cánh của phương tiện lại bị gãy trong điều kiện bay thuận lợi?
Theo JPL, máy bay Ingenuity được thiết kế để có thể bay trên Sao Hỏa, các nhiệm vụ được thực hiện trên một khu vực bằng phẳng, ít va chạm vì hệ thống định vị của máy bay không người lái có ít khả năng nhận biết chướng ngại vật.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vai trò trinh sát cho tàu đổ bộ Perseverance, máy bay không người lái đã bay trên địa hình hiểm trở, khiến việc điều hướng trở nên khó khăn hơn.
“Ingenuity đã bay lên độ cao 12 mét trong chuyến bay này và sau 20 giây, hệ thống định vị của nó gặp khó khăn trong việc tìm đường dẫn đến sai sót. Do đó, trong quá trình hạ cánh, máy bay không người lái đã bay ngang với tốc độ quá cao, có thể khiến nó bị lật khi hạ cánh.
Cánh quạt của máy bay đã cố gắng cân bằng lại, nhưng điều này gây ra rung động quá mạnh khiến một trong bốn cánh quạt bị gãy”, JPL thông tin.
Dù máy bay không thể tiếp tục bay trên sao Hỏa, các nhà khoa học từ JPL đã quyết định sử dụng nó làm trạm thời tiết cố định, trong khi tàu thăm dò Perseverance tiếp tục lộ trình khám phá một đồng bằng trên sao Hỏa.
“Tàu thăm dò đã chạm tới rìa miệng núi lửa Jezero trong tuần này. Vụ tai nạn là một trải nghiệm rất thú vị đối với Ingenuity và nó sẽ là một phần di sản mà các dự án máy bay không người lái trên sao Hỏa khác trong tương lai sẽ có thể sử dụng”, JPL cho biết.