Blog

Sử dụng điện thoại ngoài trời mưa có làm tăng nguy cơ sét đánh?

Theo một báo cáo từ năm 2006 của tạp chí y học thuộc thư viện y học quốc gia Mỹ, việc sử dụng điện thoại di động khi trời mưa bão không làm tăng nguy cơ bị sét đánh. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng điện thoại chỉ là thiết bị nguồn điện thấp và mức điện từ phát ra từ nó rất yếu, không đủ để tạo thành một “cột thu lôi di động”.

Nhiều người lo ngại rằng thành phần kim loại trong điện thoại có thể thu hút sét, nhưng lượng kim loại trong một chiếc điện thoại không nhiều. Tương tự, các trang sức kim loại như bông tai, nhẫn, dây chuyền, đồng hồ cũng không đủ để làm tăng nguy cơ bị sét đánh. Thực tế, những lo ngại này xuất phát từ việc nhầm lẫn với các thiết bị có kết nối dây đồng dễ thu hút sét.

su dung dien thoai ngoai troi mua co lam tang nguy co set danh hinh 1

Smartphone chỉ là thiết bị nguồn điện thấp, mức điện phát ra từ nó rất yếu, không đủ để tạo thành ‘cột thu lôi di động’

Có nhiều trường hợp tai nạn liên quan đến sấm sét khi đang sử dụng điện thoại, nhưng chúng có thể chia làm hai loại: Bị sét đánh bất khả kháng và do sử dụng điện thoại khi đang sạc. Trường hợp sét đánh bất khả kháng thường xảy ra khi đứng gần các nguồn thu sét như gốc cây, ống khói, hồ nước, khu vực trống vắng hoặc gần các công trình có nhiều kim loại. Nguy cơ gặp sét đánh rất cao dù có hay không sử dụng điện thoại.

Trong trường hợp sử dụng điện thoại khi đang sạc, nếu hệ thống điện trong nhà không có bảo vệ chống giật, khi sét đánh vào hệ thống điện có thể gây chập điện, quá tải dòng, dẫn đến hư nguồn điện thoại hoặc thậm chí chập hoặc cháy nổ nếu như có quá nhiều nhiệt trong pin điện thoại.

Việc sử dụng smartphone trong thời tiết mưa bão không làm tăng nguy cơ bị sét đánh như nhiều người lo ngại. Điều quan trọng nhất là tìm nơi trú ẩn an toàn. Tránh xa các nơi có nguy cơ hút sét như hồ nước, bồn nước, đặc biệt là các gốc cây.

Shares:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *